đến
0
0
đến
0
0

Bài cúng Thần Tài khi về nhà mới được thuận buồm xuôi gió

Đăng lúc 19:31:37 ngày 29/08/2021 | Lượt xem 419 | Cỡ chữ

Cúng Thần Tài là một phong tục mang ý nghĩa nhân văn tốt đẹp. Ý nghĩa của nó là mong muốn những điều tốt đẹp sẽ đến với gia chủ. Ngoài những ngày Thần Tài, ngày rằm, mùng 1 thì ngày về nhà mới cũng được cúng và dâng lễ vật cẩn thận. Vậy thì gia chủ cần chuẩn bị những gì cho ngày về nhà mới? Bài cúng Thần Tài khi về nhà mới như thế nào? Xin được giới thiệu qua bài viết dưới đây, hy vọng sẽ giúp bạn có một lễ cúng Thần Tài trọn vẹn nhất. 

Bài cúng Thần Tài có ý nghĩa gì?

Như cái tên của vị Thần này, Thần Tài là vị thần mang đến tiền tài cho gia chủ. Theo quan niệm từ người xưa để lại, Thần Tài là người cai quản của cải cho gia đình. Chính vì thế mà mỗi gia đình, đặc biệt là những người hoạt động kinh doanh, buôn bán đều thờ phụng Thần Tài. Với mong muốn làm ăn phát đạt, của cải dư dả, cuộc sống ấm no.

Theo lệ, cứ đến ngày 10 tháng giêng hằng năm sẽ là ngày lễ ông Thần Tài. Gia đình sẽ soạn lễ thắp hương cầu xin một năm mới làm ăn thuận buồm xuôi gió, sức khỏe dồi dào, bình an, con cái ngoan ngoãn thành đạt.

Tuy nhiên, thờ cúng là thể hiện sự thành kính của gia chủ đối với các vị Thần, bởi vậy mà không chỉ riêng ngày 10 tháng Giêng mà đôi khi gia chủ cũng thắp hương vào những dịp quan trọng. Những dịp như rằm, mùng 1 hay ngày về nhà mới, ngày khai trương. Kể cả những lúc không có ngày gì đặc biệt nhưng gia chủ muốn được cầu xin sự an lành, may mắn thì vẫn có thể cúng ông Thần Tài.

Ngày nay, các gia đình thường bố trí bàn thờ ông Thần Tài và Thổ Địa chung, vậy nên những ngày cần thiết phải thắp hương sẽ là ngày rằm , mồng 1 và ngày 10 tháng Giêng.

Lễ dâng cúng Thần Tài

Người ta thường có câu “lễ bạc lòng thành” dành cho những người thường xuyên cúng đơm, dâng lễ. Ý chỉ là cái tâm của người đang lễ cúng là phần quan trọng nhất. Tâm luôn trong sạch, có đức có nghĩa thì sẽ có thiện lành, báo đáp. Tuy nhiên cũng không thể dâng lễ quá sơ sài, cẩu thả. Lễ dâng phải tỏ được sự tôn kính đối với các vị Thần

Lễ dâng cúng có 2 loại cơ bản đó là lễ chay và lễ mặn.

Lễ chay gồm: Hương, hoa, trầu cau, các loại quả, tiền vàng

Lễ Mặn gồm: rượu, thịt gà luộc, các món mặn tùy vào gia chủ soạn sửa.

Đối với các ngày rằm mồng 1 hay những dịp gia đình muốn cầu xin sự may mắn, bình an thì có thể soạn lễ chay. Thành tâm kính lễ đơn giản cũng được.

Với những dịp như ngày lễ Thần Tài, ngày khai trương, vào nhà mới thì cần có sự tươm tất hơn bằng cách soạn lễ mặn.

Bài cúng Thần Tài khi về nhà mới được thuận buồm xuôi gió - Ảnh 2

Bài cúng Thần Tài khi về nhà mới được thuận buồm xuôi gió

Với những lần cúng lễ trong những ngày mồng 1 hay rằm hàng tháng thì gia chủ không cần phải đọc bài cúng rườm ra. Thành tâm cầu khẩn nêu rõ tên tuổi gia chủ, ngày tháng Âm Lịch và địa chỉ cụ thể. Cầu xin những điều mà gia chủ đang mong muốn.

Đối với những người thầy cúng, được xem là bên thứ 3 giữ liên lạc giữa các vị Thần linh với người trần thế thì bài cúng cần bài bản đúng chuẩn mực. Tuy nhiên, với những người thường, gia chủ tự cúng lễ thì cái tâm sẽ là cái quan trọng nhất khi cúng lễ. Cầu khẩn thành tâm, có ý là được.

Gia chủ có thể tham khảo bài cúng Thần Tài khi về nhà mới như sau:

Nam mô a di Đà Phật!

Con xin kính lạy các vị thần linh, Tôn Thần, Thổ Địa,. Con Xin lạy Bản gia Táo Quân, các thần linh cai quản Khu vực.

Hôm nay ngày (âm lịch):...

Chúng con là:....

Ngụ tại: …

Thành tâm soạn sữa hương hoa phẩm vật dâng lên các ngài bày tỏ sự thành kính của chúng con. Xin được tấu trình: Gia đình chúng con hoàn thành xong công trình nhà cửa, chọn được ngày lành tháng tốt để dọn đến đây sinh sống làm ăn. Cúi xin các chư vị thần linh cho phép gia đình được các vị thần linh Thổ Địa nơi đây che chở. Xin cho gia đạo bình an, làm ăn thuận lợi, phát đạt, sức khỏe dồi dào, bình an. 

Chúng con kính mời các Hương Linh phảng phất, các linh hồn chiến sĩ lưu vong, những oan hồn không nơi nương tựa về đây cùng tề tựu hưởng mâm lễ vật.

Chúng con xin thành tâm tạ lễ, cảm tạ cảm chư vị Thần linh đã tạo điều kiện cho chúng con bấy lâu nay xây dựng thuận lợi đến nay đã hoàn thành. thành tâm xin tiếp các chư vị phù hộ gia đình từ đây xây dựng gia đạo bình an, hòa thuận, hưng thình, hạn chế tam tai. 

Xin được cúi đầu thành tâm trước chư vị thần linh.

Những lưu ý khi cúng Thần Tài

Mặc dù khi dâng lễ cúng cần đòi hỏi thành tâm, lễ bạc lòng thành. Tuy nhiên để thể hiện được sự tôn kính và thành tâm của gia chủ, thì cần phải chỉn chủ trong quá trình làm lễ, dâng hương.

Những lưu ý mà gia chủ cần làm khi làm bài cúng Thần Tài khi về nhà mới như sau:

Mâm cúng Thần tài 

Mâm cúng đặt trong nhà. Những lễ vật như hoa quả phải tươi, sạch sẽ. Lễ cúng đơn giản, không phô trương, cầu kỳ, không nên lãng phí. Đồ lẽ đơn giản, sạch sẽ tươm tất là được. Tuy nhiên gia chủ cũng không nên hời hợt, cẩu thả khi soạn lễ.

Cấm kỵ hoa quả héo úa, thối, hư hỏng lên bàn thờ, bánh trái còn hạn sử dụng. Nếu phạm phải gia chủ sẽ gặp nhiều xui xẻo, không may mắn trong làm ăn và cuộc sống.

Bàn thờ Thần Tài luôn vệ sinh sạch sẽ 

Rửa bàn thờ thường xuyên vào những ngày rằm hay mồng 1 hàng tháng. Nước rửa bằng rượu hoặc trà hoa bưởi. Khăn lau bàn thờ và ông Thần Tài, ông Địa phải sạch sẽ, không dùng chung cho những việc khác

Tránh để chó mèo vào khu vực bàn thờ ông Thần Tài làm ô uế, vấy bẩn.

Chọn vị trí đặt bàn thờ Thần Tài sạch sẽ. Vào những ngày mưa, cho thần Tài ra tắm mưa khoảng 15 phút rồi vào lau khô, xịu nước thơm thắp hương sẽ rất linh nghiệm.

Cách tụ khí và hóa bình hương

Khi mới lập bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa thì lên thắp hương liên tục trong 100 ngày đầu để bàn hương tụ khí. Hằng ngày thắp 3 nén hương để cầu xin, vào những ngày rằm thì thắng 5 nén hương. Cách cắm hương chuẩn nhất là cắm theo hình chữ thập. Lựa chọn loại hương cuốn tròn để tàn hương đẹp mắt. Vào ngày 23 tháng Chạp Âm lịch, gia đình hóa bình hương bằng cách rút chân hương để hóa vàng. Tàn hương sẽ rưới lên chút rượu hòa nước, tưới cho những gốc cây sạch sẽ, đang phát triển tốt.

Nghi lễ thắp hương

Thông thường, nghi lễ thắp hương sẽ diễn ra vào buổi sáng, đầu ngày mới. Tuy nhiên vấn đề sáng hay tối cũng không quan trọng. Gia chủ chỉ cần chọn giờ tốt, đọc bài cũng Thần Tài khi về nhà mới đúng và đủ ý để kích hoạt trường khí dễ hơn.

Cách bày lễ như sau:

  • Nước thắp hương cần sạch sẽ. Chén rửa sạch trước khi thắp hương. Đặt 5 chén nước gọn gàng. Không nên rót nước quá đầy, dễ bị tràn, nhưng cũng không quá ít. Tốt nhất, gia chủ rốt tầm cách miệng chén 1 cm là đẹp.
  • Bình hoa có thể lựa chọn gốm hay thủy tinh. Chọn hoa tươi, có nụ và hương thơm Không dùng hoa giả.
  • Hoa quả không dập, héo. Để nguyên trái để cúng, và không dùng hoa quả nhựa.
  • Đèn nến là loại đèn thắp bằng dầu hoặc nến. Không dùng đèn điện, đặc biệt là đèn nhấp nháy.
  • Những lễ vật sau khi cúng phải giữ lại lấy lộc, không đem vứt hay rải ra đường. Tuy nhiên nên lưu ý, lộc sau khi cúng thì nên để lại cho gia đình ăn, không nên chia cho người ngoài.

Một vấn đề nữa mà người thắp hương cầu khấn phải chú ý đó là trang phục. Phải ăn mặc lịch sự, kín đáo. Vệ sinh cá nhân sạch sẽ thơm tho với tiến hành làm lễ thắp hương. Điều này thể hiện sự tôn trọng của gia chủ đối với các vị Thần Linh, Thần Tài, Thổ Địa.

Bài cúng Thần Tài khi về nhà mới được thuận buồm xuôi gió - Ảnh 3

Cách tỉa chân nhang bàn thờ Thần Tài

Khi bình hương đã quá đầy thì việc rút tỉa chân nhang là điều cần thiết. Để tránh bình hương quá đầy, làm bàn thờ bị chật chội. Tuy vậy, việc rút chân nhan không được tùy tiện, không được rút lúc nào cũng được. Rút chân hương, hóa bình hương nhất thiết phải là ngày 23 tháng Chạp Âm lịch. hoặc ngày rằm tháng 7. Hoặc nếu gia chủ muốn rút ở những ngày rằm hàng tháng thì nên kết hợp vào việc cũng lễ ngày rằm luôn.

Rút chân hương phải rút từng cây một và cần làm một cách nhẹ nhàng, không ẩu. Tránh cầm cả nhúm hương để rút. Để lại những chân hương có vị trí đẹp và là con số lẻ. Những chân hương được rút ra sẽ mang đi hóa hoặc cắm vào gốc cây đang tươi tốt trong nhà. Những chân hương đã hóa thì gia chủ nên hòa tàn tro với nước sạch rồi đem tưới cho gốc cây sạch sẽ trong vườn nhà. Để đảm bảo gia đình có được sự phụ hộ của các chư vị Thần linh.

Ngoài ra, dịp cuối năm cũng là cơ hội để tỉa chân nhang, chào đón năm mới chỉn chu hơn và cầu khán được linh nghiệm.

Cách bố trí bàn thờ Thần tài

Khi bố trí , bày biện bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa cần lưu ý:

  • Tượng ông Thần Tài sẽ nằm ở bên trái, Bên phải đặt ông Thổ Địa.
  • Bát hương chỉ cần 1 và đặt chính giữa bàn thờ
  • Lọ hoa đặt bên trái. Hoa cúng thường nên là hoa cúc, hoa hồng, hoa đồng tiền,
  • Hoa quả tươi chuẩn bị 5 loại và đặt bên phải bàn thờ
  • Chén nước sắp đặt gọn phía trước
  • Đèn hay nến đặt 2 bên

Theo https://hoanggialandvn.com/ Bàn thờ Thần Tài đặt ở những nơi sạch sẽ, có ánh sáng tốt. Nếu tối thì gia chủ nên có thêm đèn để thắp sáng. Bên cạnh bàn thờ nên có chậu cây cảnh tươi tốt. Kích thước chậu cây cùng không được quá lớn, vừa với bàn thờ. Cây là loại trồng trong chậu đất để mang lại sinh khí tốt.

Trên đây là bài cúng Thần Tài khi về nhà mới mà gia chủ có thể tham khảo. Hơn nữa, những kiến thức liên quan đến việc thờ cúng Thần Tài, Thổ Địa có thể giúp gia chủ có cách thờ cúng chuẩn mực nhất. Mặc dù thờ cúng Thần Tài không quá cầu kỳ, phức tạp những những vấn đề cơ bản trên cũng cần phải đảm bảo để thể hiện được sự thành tâm của gia chủ. Chúc gia chủ luôn có được sự bình an trong cuộc sống, tiền tài và sức khỏe dồi dào. 

 

0967131666
messenger icon zalo icon