đến
0
0
đến
0
0

Tìm hiểu bài cúng khi động thổ khi làm nhà mới nhất 2021

Đăng lúc 22:23:00 ngày 29/08/2021 | Lượt xem 315 | Cỡ chữ

Xây dựng là một lĩnh vực khoa học luôn phải được tính toán kỹ lưỡng từng bước. Nhưng những yếu tố phong thủy hay tâm linh đều có tác động đến ngành xây dựng. Một trong những biểu hiện của điều này chính là lễ bài cúng khi động thổ. Vậy hãy theo dõi tiếp bài viết để biết về ý nghĩa, những thứ phải chuẩn bị và bài cùng trong lễ động thổ.

Lễ cúng động thổ khi làm nhà mang ý nghĩa gì?

Theo tín ngưỡng của người Việt, tại mỗi mảnh đất, mỗi khu vực đều có những vị thần cai trị, giữ gìn bình yên cho nơi đó. Người ta thường gọi những vị thần này là Thổ Công, Thổ Địa. Điều này được thể hiện rất rõ trong mỗi gia đình với bàn thờ cúng Thổ Địa. Theo một số nguồn thông tin khác thì nghi thức này bắt nguồn từ văn hóa Trung Hoa. Theo câu chuyện dân gian về 113 năm trước công nguyên, trong dân gian đều thờ cúng trời và chứ có tục cúng đất. Hán Vũ Đế nhận ra thiếu sót này nên đã thượng triều và ban ra lễ Hậu Thổ (cúng đất). Vậy nên khi bắt đầu khai phá vùng đất nào hay bắt tay vào xây dựng một công trình nào đồng nghĩa với việc ta đã động chạm đến vị thần của nơi đó. Do đó, lễ cúng bái khi động thổ vô cùng quan trọng và thiết yếu trong những bước đầu xây dựng. 

Trên thực tế, lễ cúng động thổ được hiểu như một phép thông báo với các vong linh tại mảnh đất đó rằng sắp tới dương khi sẽ ngự trị nơi này. Con người sẽ sinh sống và làm việc tại đây nên các linh hồn này hãy đến chỗ khác. Đồng thời, nghi thức này cũng là bước xin phép với Thổ Công của đất này rằng sắp tới sẽ có công trình xây dựng. Việc này có thể đả động đến các vị, mong các vị bỏ qua và phù hộ cho công trình.

Từ Nam chí Bắc, khắp nơi trên lãnh thổ Việt Nam khi xây dựng công trình nào thì lễ cúng động thổ cũng là một nghi thức bắt buộc. Dù quy mô có lớn nhỏ như thế nào thì đây là công đoạn bạn không thể bỏ qua. Do sự đặc biệt của mình nên lễ cùng phải được đảm bảo và chuẩn bị thật kỹ lưỡng mọi thứ từ lễ vật, dụng cụ đến bài cúng khi động thổ. Với gia chủ làm những ngành nghề về bất động sản hay kinh doanh làm ăn thì tầm quan trọng của lễ cúng này còn cao hơn rất nhiều.

Tìm hiểu bài cúng khi động thổ khi làm nhà mới nhất 2021 - Ảnh 2

Những thứ phải chuẩn bị cho lễ động thổ

Đối với một lễ cùng động thổ thì lễ vật là thứ vô cùng cần thiết. Chúng sẽ được cúng cho các vị thần tại đất đó và đưa đến cho các vong linh để họ đi nơi khác. Vật đồ cho các vị thần và các vong linh có gì khác nhau? Ta cần chuẩn bị những lễ vật nào để chu toàn cho lễ cúng? 

Mỗi vùng đất khác nhau sẽ có những vật phẩm riêng biệt. Điều này ảnh hưởng từ tín ngưỡng, tôn giáo địa phương cùng như những đặc sản trong vùng. Tuy nhiên trên mặt bằng chung ta vẫn phải đảm bảo được các yếu tố cơ bản cần thiết. Và những thứ này, lễ cúng động thổ ở vùng nào cũng có.

  • Đầu tiên là bộ tam sên với ba món đặc trưng là thịt luộc, tôm luộc và trứng luộc (có nơi thay tôm luộc bằng ghẹ luộc).
  • Phải chuẩn bị thêm nhang thơm cùng 2 ly đèn cầy.
  • Tiếp theo, người ta chuẩn bị một con gà luộc hoặc heo quay. Có người chuẩn bị cả hai, tùy thuộc vào kinh tế của họ.
  • Không thể thiếu một đĩa xôi. Có nơi sẽ chuẩn bị bánh chưng hoặc bánh hỏi tùy theo phong tục của vùng đó. 
  • Muối gạo và nước là thứ quan trọng (một đĩa muối, một bát gạo, một bát nước).
  • Bên cạnh đó, ta phải chuẩn bị thêm những món như nửa lít rượu trắng, thuốc lá, bình trà.
  • Trầu cau thì ta chuẩn bị số lượng là 5 lá trầu, 5 quả cau và 3 miếng trầu cau đã được têm.
  • Giấy tờ cúng Thổ công phải được chuẩn bị chính xác và đầy đủ.
  • Một bình hoa tươi.
  • Mâm ngũ quả bao gồm năm thứ quả đặc trưng khi cúng động thổ vè có thể khác nhau theo vùng miền.
    • Đầu tiên là chuối (Đông Phương), nó đại diện cho hành Mộc với ý nghĩa đem lại sự ổn định, vững chắc cho công trình.

    • Tiếp theo là bưởi (Trung Phương), quả đại diện cho hành Kim. Nó có màu ứng với vàng bạc ám chỉ mang về của cải, tài lộc.

    • Thứ ba là quả hồng đỏ (Nam Phương) từ 5 đến 9 quả, nó chỉ hành Hỏa với hy vọng may mắn sẽ đến với công việc làm ăn kinh doanh của gia chủ.

    • Tiếp đến là quả lê trắng (Tây Phương) với số lượng lẻ, loại quả chỉ hành Thủy đem lại sự hanh thông, thuận buồm xuôi gió.

    • Cuối cùng là mận tím, có nơi dùng hồng xiêm hoặc cái loại quả có màu sậm (Bắc Phương) với số lượng lẻ. Thứ quả đại diện cho hành Thổ mang ý nghĩa của sự tương sinh, phát triển.

Lưu ý, nếu muốn cúng cho các vong linh khuất mặt thì phải sắm sửa và làm lễ cúng trước phần đất. Phần lễ vật sau khi cung xong thường là để bên ngoài không đem vào nhà và thành viên trong gia đình không dùng lễ đó.

Những lưu ý về bài cũng khi động thổ mới nhất 2021

Sau nhiều năm, qua nhiều giai đoạn thì bài cúng khi động thổ có thể được bổ sung chỉnh sửa sao cho hoàn chỉnh nhất. Ta có thể tìm hiểu nội dung này ở trên mạng và được viết tại thời điểm gần nhất. Tuy nhiên trong bài cúng khi động thổ ta vẫn phải có một số lưu ý quan trọng để nghi lễ diễn ra thành công suôn sẻ.

  • Đọc chính xác rõ ràng từng câu từng chữ để chư vị thần linh đều nghe thấy.
  • Đọc rõ "Nam Mô A Di Đà Phật" 3 lần khi bắt đầu bài cúng và 3 lần khi kết thúc bài cúng.
  • Chú ý xưng hô cho phải phép với Thổ Công và các vị thần linh (con - ngài).
  • Đọc đúng thời gian, thời điểm xin động thổ.
  • Các thông tin của gia chủ phải chính xác để chư vị thần linh công nhận. 
  • Nêu rõ hạng mục xây dựng của mình. Ví dụ: xây nhà, xây cổng, cất nóc, tu sửa phương,...
  • Luôn giữ thái độ tôn kính và thành tâm khi đọc bài cúng.
  • Viết trước các thông tin về bài cúng khi động thổ cũng như các thông tin về gia chủ và công trình để khi đọc bài thật trơn tru. 
  • Trong quá trình gia chủ đọc văn khấn thì không được diễn ra xích mích, tranh cãi, to tiếng với nhau gây cản trở.
  • Đội ngũ thi công cũng có thể khấn vái với với chư vị thần linh để xin làm việc hiệu quả cùng sức khỏe tốt khi thi công tại đây.

Ngoài ra, ta còn một số lưu ý quan trọng trước khi thức hiện khi nghê lễ cúng động thổ. Thứ nhất là người chủ phải chọn người hợp tuổi với mình để khởi công. Tiếp theo, ta cần dựa theo phong thủy để chọn được hướng hợp với tuổi, với mệnh của gia chủ để hỗ trợ cho cuộc sống và công việc làm ăn. Cuối cùng là xem ngày giờ thích hợp để làm lễ động thổ sao cho thuận lợi, suôn sẻ. Chi tiết ngày giờ năm tháng sẽ được dựa theo tuổi mệnh của gia chủ hoặc người đại diện. 

Nếu tuổi mệnh của người đó không tốt trong năm thì có thể chọn một đại diện thân thiết khác, đó có thể là thành viên trong gia đình hoặc cùng tổ chức. Ta nên chọn những ngày tốt thuộc thời điểm Hoàng đạo, Lộc mã, Giải thần, Sinh khí,... Tuyệt đối không được thực hiện lễ cúng vào những ngày như Thổ cấm, Trùng tang, Trùng phục, Hắc Đạo, Sát chủ,... Nếu không đủ kiến thức cơ bản về lĩnh vực này, ta nên nhờ đến những chuyên gia về phong thủy để được hỗ trợ một cách tốt nhất.

Các bước thực hiện cúng động thổ 

Các bước cúng động thổ mỗi nơi sẽ có những thay đổi riêng. Điều này tùy thuộc vào phong tục tập quán mỗi vùng cùng với thầy pháp phụ trách. Tuy nhiên, ta vẫn phải hoàn thành những nghi thức cơ bản dưới đây.

Đầu tiên là chuẩn bị bàn cúng theo hướng đã được sắp sẵn. Đó phải là vị trí trung tâm, cao ráo, bằng phẳng, đã được dọn dẹp sạch sẽ. Gia chủ đặt một chiếc bàn cúng, kích thước lớn hay nhỏ là dựa vào quy mô mâm cúng được chuẩn bị. Độ lớn nhỏ của công trình cũng ảnh hưởng đến quy mô bán cúng. Nếu công trình chỉ là một ngôi nhà và đồ cúng ít thì có thể để lễ vật lên một chiếc mâm nhỏ để cúng.

Tiếp đến, gia chủ phải tắm rửa sạch sẽ, tóc tai, quần áo chỉnh tề và bắt đầu cúng.

Sau đó chuẩn bị thắp sáng đèn và đốt nhang để chuẩn bị cúng. Nữ thì 9 cây còn năm thì 7 cây. Trong đó, 3 cây căn trên nền đất, 3 cây cắn trên mâm và 3 cây cầm để khấn đối với nữ (đối với nam là 1 cây).

Gia chủ đọc bài cúng khi động thổ một các mạch lạc, rõ ràng nhu trong giấy đã chuẩn bị rồi căm nhan trên tay. Đợi đến khi hương sắp tàn thì thì gia chủ bắt đầu đốt giấy tiền vàng mã đã chuẩn bị.  Lưu ý phải hóa tro tất cả không để sót lại. 

Lúc này, gia chủ sẽ cầm cuốc để cuốc những phát đầu tiên lên nền đất. Đây cũng là  hành động xin phép cũng như thông báo với Thổ Công, Thổ Địa vùng này để xây dựng công trình. Tiếp theo, đội thi công có thể vào làm việc, dựng móng.

Ba hũ gạo, nước và muối sẽ được cất đi. Sau khi lễ nhập trạch hoàn thành thì ta sẽ mang chúng vào nhà để ở khu vực bếp và nơi thờ Táo Quân của gia đình. Cuối cùng là lấy hoa tươi trong bình cắm xuống đất.

Lưu ý đối với nhà lầu, mỗi lần muốn xây thêm tầng lên trên thì ngoài việc xin phép với bên cơ quan chức năng phụ trách, gia chủ cũng cần sắm sửa để lễ vật để cúng. Nhờ đó mà công trình bạn xây dựng sẽ diễn ra suôn sẻ và tốt đẹp hơn.

Để việc xây dựng trở nên suôn sẻ và được thần linh, thổ công phù hộ thì lễ cúng bái khi động thổ đóng một vài trò cực kỳ quan trọng. Lễ nghi này rất quan trọng và đóng vai trò quyết định cho sự thành công của quá trình xây dựng công trình. Và yếu tố quan trong ta cần phải chú ý chính là bài cúng khi động thổ phải chính xác và đảm bảo được các yếu tố như trong bài viết. Hy vọng các thông tin trên https://hoanggialandvn.com/ sẽ giúp ích cho bạn khi  làm lễ cúng.

0967131666
messenger icon zalo icon